Giỏ hàng
Tài khoản

23 điều bạn nên biết về Air Jordan

calendar 08/02/2021 user Đăng bởi: Hieu Le

Nếu có ai hỏi tôi thích sản phẩm của hãng nào nhất, thì tôi sẽ không ngại trả lời rằng Jordan và phải là Air Jordan Retro cơ chứ không phải những dòng performance đại trà đâu, dù rằng như thế thì tôi cũng không khác gì mấy các thanh niên phong trào nửa mùa ngoài kia mỗi ngày chi hàng trăm USD mua giày để làm đầy thêm cho bộ sưu tập của mình vì nó hot.

1

Lí do tôi thích Air Jordan thì đơn giản lắm, bởi vì nó là dòng sản phẩm mang tính “truyền thống”, có lịch sử lâu đời cũng như những câu chuyện li kì xoay quanh mỗi thiết kế, mỗi phối màu Air Jordan được ra mắt. Sau đây tôi sẽ lược dịch một bài viết từ Complex, cùng với các ý kiến cá nhân, về 23 điều cần biết nếu bạn là fan của Air Jordan.

1. BỊ TỪ CHỐI BỞI ADIDAS :

Có một sự thật phải biết rằng Michael Jordan là một tín đồ 3 sọc từ thời trung học và khi vừa tốt nghiệp xong, điều MJ muốn làm nhất chính là kí hợp đồng với adidas. Thế nhưng hãng giày đến từ nước Đức này lại không thích hợp tác với một chàng tân binh thấp bé nhẹ cân trong khi họ đã có những gã khổng lồ kiểu như Kareem Abdul-Jabbar. Thế là MJ đành ngậm ngùi đặt bút kí vào “hợp đồng ma quỷ” với Nike, và mọi chuyện bắt đầu từ đó.

 

2. SỰ XUẤT HIỆN CỦA LOGO “WINGED BASKETBALL”:

Logo nói trên hẳn không còn quá xa lạ với các fans Jordan nữa nhỉ? Đây được xem như logo chính thức đầu tiên của Michael Jordan, sau đó là Jumpman, với ý tưởng về trái bóng rổ và đôi cánh dang rộng từ Peter Moore còn biệt danh “Air Jordan” là do đại diện của MJ, David Falk, đặt nên với mục đích thu hút sự chú ý của truyền thông.

3. MÀU CỦA QUỶ:

Khi Nike đưa cho Michael Jordan xem bản thiết kế đầu tiên về Air Jordan 1 với phối màu đen-đỏ (sau này thường gọi là “Bred”), MJ đã nói thẳng “Tôi không mang nó đâu, đây là màu của quỷ dữ”. Bởi lẽ MJ là một Tar Heel và ông không muốn khoác lên mình màu áo đấu của NC State – đối thủ “không đội trời chung” của trường trung học ông từng chơi. Dù đó cũng là màu áo của Chicago Bulls.
*Tar Heel: một dạng biệt danh được gọi chung cho những ai sống tại North Carolina, kể cả thành viên đội bóng rổ của Đại học North Carolina (University of North Carolina – UNC), người hâm mộ, …

4. THÀNH TỰU ĐẦU TIÊN:

Phải nói rằng Nike đã liều lĩnh khi đặt trọn niềm tin cũng như phần lớn sự nghiệp của mình vào Michael Jordan khi quyết định đặt giá bán lẻ của Air Jordan 1 khi ấy là $65, cao nhất vào thời đấy. Thế nhưng Michael đã không phụ sự kì vọng của Nike khi trở thành chàng tân binh sáng giá nhất tại NBA mùa đó. Theo lẽ tự nhiên, các sản phẩm mang thương hiệu AJ nhanh chóng bốc hơi khỏi các kệ giày.
Xem thêm về lịch sử Air Jordan 1 tại đây.

5. SỰ BIẾN MẤT CỦA SWOOSH:

Kể từ Air Jordan 2 trở đi, các thiết kế giày Jordan không còn logo swoosh trên đó nữa (tất nhiên là logo Nike Air vẫn xuất hiện ở các thiết kế OGs, nhưng ý tôi là dấu swoosh to tướng trên upper như những đôi Nike khác ấy). Đây là một nước cờ mạo hiểm, nhưng lại đưa ngành thiết kế sneaker tiến lên một bậc cao hơn – chính thiết kế giày quyết định giá trị sản phẩm chứ không phải thương hiệu đỡ đầu.
Xem thêm về lịch sử của Air Jordan 2 tại đây

6. TÍNH SANG TRỌNG:

Air Jordan 2 là thiết kế Jordan duy nhất và cũng là một trong số ít các thiết kế giày bóng rổ được làm tại Ý, nếu không muốn nói là chưa từng có thiết kế nào như vậy. Chất liệu được sử dụng cũng là một điểm đáng lưu ý khi Nike sử dụng chất liệu faux lizard skin thay cho da thường.

7. BƯỚC CHUYỂN MÌNH:

Thật tình mà nói thì sau hai thiết kế nêu trên, Michael Jordan vẫn chưa “mặn mà” lắm với Nike bởi ông chưa thật sự có được điều ông muốn. Trước mắt ông lúc này là bản hợp đồng với Nike sẽ kết thúc vào năm 1988, và ông vẫn phân vân không biết có nên gia hạn hay chấm dứt hẳn. Ngay phút chót, Tinker Hatfield – lúc này chỉ mới là một nhà thiết kế trẻ tuổi vừa đạt được thành tựu đầu đời với Air Max 1 – đã thuyết phục được Michael Jordan ở lại bằng thiết kế Air Jordan 3. Tinker Hatfield đã cứu Nike khỏi một bàn thua trông thấy, và Air Jordan 3 cũng đánh dấu sự chuyển mình của Jordan với những thiết kế liên tục thay đổi đầy sự đột phá từ nay về sau.
Xem thêm về lịch sử Air Jordan 3 tại đây.

8. ÁNH ĐÈN FLASH:
Năm 1990, Air Jordan 5 ra đời đánh dấu lần đầu tiên chất liệu phản quang 3M – phản quang dưới ánh đèn flash – được sử dụng trên một đôi giày bóng rổ. Ý đồ của Tinker Hatfield khi sử dụng 3M vào lưỡi gà là để Michael Jordan trở nên nổi bật hơn khi thi đấu bởi ở các trận đấu bóng chuyên nghiệp, các thợ săn ảnh luôn hoạt động hết công suất.
Xem thêm về lịch sử của Air Jordan 5 tại đây.
Note: Nike Air Epic là đôi giày đầu tiên sử dụng chất liệu 3M.

9. SỰ CỐNG HIẾN:

Việc chấn thương khi thi đấu là không thể tránh khỏi, nhất là khi đã bước vào môi trường thi đấu chuyên nghiệp. Khi được hỏi liệu ông có muốn một đôi giày đặc biệt để bảo vệ vết thương ở chân thay cho đôi giày ông đang mang – Air Jordan 6 – hay không, câu trả lời của ông là “hãy cho tôi sự đau đớn” (câu nói này làm tôi thấy Michael khá hợp vai nếu 50 Shades of Grey có phần 2)

10. CHIẾN DỊCH HARE JORDAN:

Vào năm 1992, Jordan phát động chiến dịch Hare Jordan để quảng bá về mối liên hệ giữa hai hãng Jordan và Warner Bros cũng như làm tiền đề cho bộ phim đình đám Space Jam trình chiếu năm 1996. Chỉ một đoạn phim quảng cáo ban đầu thôi cũng đã tốn đến $1,000,000, làm trong 6 tháng ròng với 3,000 bức vẽ tay được thực hiện bởi 25 họa sĩ.
Note: Space Jam là một bộ phim rất hay, và có rất nhiều giày ở trong đó.

Viết bình luận của bạn:
Trang chủ
Trang chủ
Hotline
Hotline
Zalo
Zalo
Messenger
Messenger
Instagram
Instagram